Những câu hỏi liên quan
Phan Thị Ngọc Ánh
Xem chi tiết
hanh
Xem chi tiết
Vũ Quang Huy
8 tháng 3 2022 lúc 17:11

tham khảo

– Mở đầu và kết thúc bài thơ đều có tiếng tu hú kêunhưng tâm trạng người tù nghe tiếng tu hú ở đoạn đầu chủ yếu là sự háo hức, yêu đời thì ở cuối bàitiếng chim tu hú như thúc giục khiến nhà thơ cảm thấy đau khổ, ngột ngạt  muốn phá bỏ  ngục về với cuộc sống tự do bên ngoài.

Bình luận (0)
":-
8 tháng 3 2022 lúc 17:12

THAM KHẢO

Mở đầu và kết thúc bài thơ đều có tiếng tu hú kêu nhưng tâm trạng của người tù khi nghe tiếng tu hú kêu rất khác nhau,vì :

- Tiếng chim tu hú mở đầu như một lời báo hiệu mùa hè rực rỡ,sức sống tưng bừng,cho nhà thơ cảm giác nhớ thương về bầu trời lồng lộng ngoài ngục tù chật hẹp,mùa hè nồng nàn nơi quê hương thân yêu.Sức sống mãnh liệt,tràn trề nhựa sống,nỗi niềm tự do cháy bỏng được thể hiện một cách rõ nét,sâu sắc.

-Tiếng chim tu hú kết thúc tựa như lời giục giã,nhắc nhở tới nghịch cảnh của nhà thơ,tâm trạng và gợi sức mạnh bị dồn nén,khát khao bấy lâu của người chiến sĩ cách mạng trẻ.Cái cảm giác u uất, muốn phá tan xiềng xích,thoát khỏi chốn ngục tù trở về cùng đồng bào ,tiếp tục hoạt động cách mạng cứ trào dâng theo tiếng chim tu hú ngoài trời

Bình luận (0)
Đông Hải
8 tháng 3 2022 lúc 17:13

Vì tác giả đã chuyển biến tâm trạng của mình từ việc hân hoan, vẻ vẻ khi mùa hè đến thì chợt nhận ra rằng bản thân mình đang bị giam cầm nên từ đó mới cảm thấy uất ức, đau khổ.

Bình luận (0)
GV Nguyễn Trần Thành Đạt
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
8 tháng 2 2017 lúc 10:52

Đáp án D

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
14 tháng 10 2017 lúc 12:08

Đáp án D

Lo sợ cho cảnh ngộ của mình

Bình luận (0)
Huỳnh Trần Thanh Vy
Xem chi tiết
Nguyễn Tâm Như
8 tháng 5 2016 lúc 16:04

Bình Ngô đại cáo được người đương thời, ngay cả hậu thế, đều rất thán phục và coi là thiên cổ hùng văn.Bài cáo của Nguyễn Trãi viết bằng chữ Hán vào mùa xuân năm 1428, thay lời Bình Định vương Lê Lợi để tuyên cáo kết thúc cuộc kháng chiến chống Minh, giành lại độc lập cho Đại Việt. 
Kết cấu tác phẩm gồm 4 phần
Phần 1: Nêu Luận đề chính nghĩa ("Từng nghe...chứng cứ còn ghi")
Phần 2: Tố cáo tội ác, vạch trần âm mưu xâm lược Đại Việt với cớ Phù Trần diệt Hồ của giặc ("Vừa rồi...chịu được")
Phần 3: Quá trình chinh phạt gian khổ và tất thắng của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn ("Ta đây...cũng là chưa thấy xưa nay")
Phần 4: Bài học lịch sử và khẳng định chính nghĩa sẽ thắng phi nghĩa ("Xã tắc... đều hay")

Tác phẩm khẳng định nền văn hiến ngàn đời cùng chủ quyền không thể chối cãi của đất nước Đại Việt,quyền tự chủ của một quốc gia độc lập và ca ngợi thắng lợi vang dội của dân tộc ta qua các thời kì,đặc biệt là cuộc khởi nghĩa Lam Sơn,nêu cao tinh thần chính nghĩa;tố cáo tội ác của giặc xâm lăng.Bài cáo đã làm rõ ràng chân lý công đạo rất xứng đáng là bản tuyên ngôn độc lập thứ 2 của Việt Nam (sau bài thơ Nam quốc sơn hà và trước bản Tuyên ngôn độc lập năm 1945 của Chủ tịch Hồ Chí Minh).

Bình luận (0)
Nguyễn Thế Bảo
8 tháng 5 2016 lúc 16:05

 Người anh hùng Nguyễn Trãi viết Bình Ngô đại cáo với cảm hứng chính trị và nghệ thuật.Cảm hứng chính trị để làm nên bản Tuyên ngôn Độc lập lần thứ 2 sau Nam quốc sơn hà Lý Thường Kiệt.Cảm hứng nghệ thuật để làm nên 1 kiệt tác văn chương.Hai cảm hứng ấy hoà quyện làm 1 trong Bình Ngô đại cáo như góp phần khẳng định độc lập chủ quyền của dân tộc và nêu cao ý nghĩa chiến thắng.Với 1 dân tộc,độc lập chủ quyền là cái gốc của dân tộc,nền của quốc gia.Trong Bình Ngô đại cáo,Nguyễn Trãi khẳng định nền thái bình của dân tộc rất sâu sắc.Nhà văn đã xây dựng được hình ảnh đất nước hoàn chỉnh,đó là: 
Như nước Đại Việt ta từ trước 
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu 
Quay trở lại với Nam quốc sơn hà của Lý Thường Kiệt 
Sông núi nước Nam vua Nam ở 
Rành rành định phận ở sách trời. 
Ta thấy được việc phân chia lãnh thổ trong quan niệm của Lý Thường Kiệt dựa vào thiên mệnh.Trong quan niệm của Nguyễn Trãi,việc phân chia lãnh thổ dựa vào nhân định.Không chỉ tự hào về chủ quyền lãnh thổ,nhà văn còn tự hào về phong tục tập quán và truyền thống lịch sử của dân tộc,đó là: 
Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời gây nền độc lập 
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên hùng cứ một phương. 
Trong câu thơ,tác giả đã đưa ra các hình ảnh.Một bên là Triệu,Đinh,Lý,Trần,bên kia là Hán,Đường,Tống,Nguyên.Đặt các triều đại ở vị trí song song,Nguyễn Trãi đã khẳng định sự lớn lao của dân tộc ta.Nhà thơ tự hào,kiêu hãnh về đất nước mình sánh ngang với cường quốc Trung Hoa.Trung Hoa có bao nhiêu triều đại thì Đại Việt có bấy nhiêu triều đại.Trung Hoa lớn mạnh thì Đại Việt cũng lớn mạnh.Vì sao Đại Việt ta tuy nhỏ bé,người không đông lại sánh ngang với các cường quốc phương Bắc?Phải chăng là do:Hào kiệt đời nào cũng có?Quả đúng như vậy làm nên 1 dân tộc anh hùng chính bởi những con người anh hùng.Những bậc anh hùng ấy như những vị thần mang hạnh phúc đến cho muôn dân,đó là: 
Xã tắc từ đây vững bền 
Giang sơn từ đây đổi mới 
Kiền khôn bĩ mà lại thái 
Nhật nguyệt hối mà lại minh. 
Giọng điệu thơ trầm lắng,chậm rãi hơn thể hiện tâm trạng ôn tồn,tâm sự thư thái của nhà thơ.Sau bao cuộc chiến vất vả,hiểm nguy,con người trở về với cảnh thái bình.Câu thơ thể hiện sự chiêm nghiệm của tác giả về hiện thật đất nước.Nó như 1 tiếng thở phào nhẹ nhõm của con người.Từ "từ đây" chỉ thời gian,không gian.Một cuộc đời mới,trang sử mới được mở ra cho dân tộc.Xã tắc,giang sơn ấy bắt đầu 1 cuộc tái sinh vĩ đại.Nhà thơ đã mượn quy luật vĩnh hằng của tạo hoá để nói đến nền độc lập tất yếu của dân tộc.Càn khôn,nhật nguyệt là hình ảnh của vũ trụ.So sánh nền độc lập dân tộc,tư thế làm chủ của con người với hình ảnh càn khôn.Nhật nguyệt để làm nổi bật sức sống muôn đời của dân tộc Đại Việt.Nguyễn Trãi đưa ra lời tuyên bố về độc lập của dân tộc:"Dân tộc Đại Việt tất yếu giành lại hoà bình.Nền độc lập của ta là 1 chân lý vĩnh hằng,quy luật tất yếu."Quân dân ta với 1 tấm lòng yêu nước tha thiết,ý chí quyết thắng đã chiến đấu hết mình.Tinh thần ấy đã được đền đắp bằng những chiến công vô cùng vẻ vang,đó là: 
Trận Bồ Đằng sấm vang chớp giật 
Miền Trà Lân trúc chẻ tro bay. 
Đoạn thơ có giọng văn nhanh,mạnh,hào hùng,nghe như bước chân con người ra trận.Nguyễn Trãi miêu tả diễn biến các trận đánh hay chính miêu tả khí thế hào hùng như vũ bão của dân tộc.Bằng 1 loạt các biện pháp nghệ thuật:liệt kê,tăng tiến,đối lập ta thấy được tài của Nguyễn Trãi làm các trận đánh như đang diễn ra trước mắt chúng ta.Ta như thấy 1 sự đối lập giữa quân ta và quân địch:quân ta càng đánh càng thắng,kẻ địch càng đánh càng thua,thất bại nặng nề.Một loạt các địa danh,tên các trận đánh,tên các tướng giặc bại trận góp phần làm đoạn văn giàu tính thời sự,Nguyễn Trãi đã khắc trước mắt ta 1 bức tranh hoành tráng.Lịch sử xa xưa dưới ngòi bút của Nguyễn Trãi như được sống lại.Những chiến công oai hùng ấy được nhà văn cắt nghĩa rất rõ,đó là: 
Âu cũng nhờ trời đất, tổ tông khôn thiêng 
Ngầm giúp đỡ mới được như vậy. 
Ta như tự hào trước những chiến thắng vẻ vang ấy.Nhà thơ khẳng định:Chiến thắng được làm nên bởi nỗi đau mất mát của dân tộc.Chiến thắng được tạo dựng bởi lòng căm thù giặc sâu sắc,ý chí quyết thắng.Chiến thắng còn được tạo nên bởi chính lịch sử truyền thống của ông cha ta.Qua đó càng hiểu sâu sắc ý nghĩa của cuộc kháng chiến chống quân Minh.Nó đưa người đọc về đạo lý nhân nghĩa,uống nước nhớ nguồn của dân tộc.Bình Ngô đại cáo xứng đáng là bản Tuyên ngôn Độc lập thứ 2 của dân tộc.Qua bài ta càng khâm phục người anh hùng Nguyễn Trãi và tự hào sâu sắc về nền độc lập,truyền thống đánh giặc cứu nước của dân tộc mình.Nguyễn Trãi không còn nữa nhưng hình ảnh của ông và văn chương bất hủ Bình Ngô đại cáo vẫn luôn sống mãi trong trái tim bạn đọc.Hôm nay,đọc lại Bình Ngô đại cáo vẫn thấy vô cùng tự hào.Bài như tiếng trống ngân vang muôn đời kêu gọi,thức tỉnh thế hệ thanh niên,học sinh ở mọi thời đại hãy đoàn kết cùng nhau giữ nền độc lập muôn đời.Mỗi chúng ta hãy nhớ câu nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh:"Các vua hùng đã có công dựng nước,bác cháu ta phải cùng nhau giữ nước."

Bình luận (0)
Nguyễn Lê Mai Thảo
8 tháng 5 2016 lúc 16:07

Bình ngô đại Cáo có cách lập luận chặt chẽ và đã chứng minh cho ta thấy rằng: Nước Việt Nam ta là một nước có nền văn hiến lâu đời, có lãnh thổ riêng, phong tục riêng, có chủ quyền và truyến thống lâu đời và có những người vĩ đại đang cố gắng làm nó phát triển

=> Nó được xem như một bản tuyên ngôn độc lập.

Bình luận (0)
o(* ̄▽ ̄*)ブTrang
Xem chi tiết
o(* ̄▽ ̄*)ブTrang
Xem chi tiết
Gà PRO
14 tháng 7 2021 lúc 9:32

Do Truyện Kiều là kiệt tác của văn hóa dân tộc, là đỉnh cao của văn chương và tiếng nói dân tộc.Truyện Kiều là kiệt tác của văn hóa dân tộc, là đỉnh cao của văn chương và tiếng nói dân tộc. Nguyễn Du đã chuyển thể “Truyện Kiều” từ một tiểu thuyết của người Trung Quốc sang chữ Nôm - ký tự của người Việt và bằng thơ lục bát - thể thơ của người Việt một cách sống động nhất. Những câu thơ lục bát hay nhất trong kho tàng thi ca Việt Nam đều có trong “Truyện Kiều”      Tác phẩm của ông còn gắn bó với lời ăn tiếng nói của nhân dân lao động, với quê hương Hà Tĩnh cũng như truyền thống gia đình, dòng tộc. Chính vì lưu giữ truyền thống văn hóa dân tộc nói chung và vùng miền nói riêng nên việc đọc và tìm hiểu “Truyện Kiều” là một “đường tắt” đi vào văn hóa truyền thống Việt Nam, đúng như nhận định của cụ Phạm Quỳnh: “Truyện Kiều còn, tiếng ta còn; tiếng ta còn, nước ta còn...”.          

Bình luận (0)
hanh
Xem chi tiết
sky12
8 tháng 3 2022 lúc 17:03

Mở đầu và kết thúc bài thơ đều có tiếng tu hú kêu nhưng tâm trạng của người tù khi nghe tiếng tu hú kêu rất khác nhau,vì :

- Tiếng chim tu hú mở đầu như một lời báo hiệu mùa hè rực rỡ,sức sống tưng bừng,cho nhà thơ cảm giác nhớ thương về bầu trời lồng lộng ngoài ngục tù chật hẹp,mùa hè nồng nàn nơi quê hương thân yêu.Sức sống mãnh liệt,tràn trề nhựa sống,nỗi niềm tự do cháy bỏng được thể hiện một cách rõ nét,sâu sắc.

-Tiếng chim tu hú kết thúc tựa như lời giục giã,nhắc nhở tới nghịch cảnh của nhà thơ,tâm trạng và gợi sức mạnh bị dồn nén,khát khao bấy lâu của người chiến sĩ cách mạng trẻ.Cái cảm giác u uất, muốn phá tan xiềng xích,thoát khỏi chốn ngục tù trở về cùng đồng bào ,tiếp tục hoạt động cách mạng cứ trào dâng theo tiếng chim tu hú ngoài trời.

Bình luận (1)